VIỆN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Đăng vào lúc 06/03/2020

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

1. Hoạt động quan trắc môi trường

- Cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường tổ chức thực thiện quan trắc môi trường xung quanh.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc chất phát thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh. dịch vụ không thuộc danh mục chịu trách nhiệm quan trắc chất phát thải phải đảm bảo tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

2.Vai trò của quan trắc môi trường

- Là hoạt động then chốt, không thể thiếu trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

- Quan trắc môi trường giúp theo dõi được sát sao những biến đổi của môi trường, tránh được những nguy cơ gây ô nhiễm hay suy thoái môi trường.

-  Giúp đưa ra được những biện pháp kịp thời đối với những vùng môi trường có nguy cơ hay đang lâm vào tình trạng ô nhiễm.

- Là một trong những hoạt động không thể thiếu và có vai trò vô cùng quan trọng, để hướng tới một mục tiêu phát triển bền vững môi trường hiện nay, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung liên quan tới lĩnh vực này, đồng thời cùng chúng tay bảo vệ, phát triển môi trường ngày một vững mạnh.

3. Quy định pháp lý về quan trắc môi trường

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

- Nghị định 40/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư 43/2015/TT_BTNMT Về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

4. Báo cáo giám sát quan trắc môi trường

Bước 1: Khảo sát để thu thập số liệu.

Bước 2: Đánh giá thực trạng diễn biến nguyên nhân gây ô nhiễm.

Bước 3: Xây dựng các biện pháp tích cực để ngăn chặn mức độ gây hại đến môi trường.

Bước 4: Mô tả khái quát các công nghệ được sử dụng để xử lý môi trường ô nhiễm.

Bước 5: Các kết quả đo đạc ,lấy mẫu định kỳ.

Bước 6: Kết luận và đề xuất kiến nghị.

5. Tần xuất lập báo cáo quan trắc môi trường.

- Giám sát môi trường xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần.

- Giám sát chất thải: tối thiểu 03 tháng/lần.

Tùy theo cơ quan chức năng của mỗi nơi quy định mà thời gian và tần suất nộp báo cáo giám sát môi trường khác nhau, có thể 2lần/ năm hoặc 1 lần/ năm.

 

Đối tác

IREIK đã được nhiều khách hàng, đối tác tin tưởng và sử dụng dịch vụ