VIỆN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA

Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện - Hòa Bình

Đăng vào lúc 22/06/2020

“Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình”
 Chủ dự án
Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Thiện Hòa Bình

 Người đại diện: ThS. Nguyễn Huy Hoàng Chức vụ: Tổng Giám đốc
 Địa chỉ: thôn Sóc Bai, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
 Điện thoại: 0949568888
Vị trí địa lý của dự án
a) Vị trí địa lý
Dự án thực hiện tại thôn Sóc Bai, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình,
cách thị trấn Chi Nê 10 km về phía Nam, giáp ranh với vị trí xã Xích Thổ huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình.
Tọa độ các điểm khống chế dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khống chế

TT Vị trí Tọa độ Tiếp giáp
X(m) Y(m)
1 Phía Đông nhà máy 2261947.19 473804.86 Đường tỉnh 438
2 Phía Tây nhà máy 2262196.11 474584.16 Mỏ đá vôi núi Quèn Cốc
3 Phía Bắc nhà máy 2262527.92 474597.77 Rừng trồng keo/ Hồ TL Yên Bồng
4 Phía Nam nhà máy 2262620.25 474875.66 Rừng trồng cây keo
5 Phía Bắc cảng 2263480.88 474852.49 Nhà dân thôn Tiền Phong
6 Phía Nam cảng 2262114.24 476698.39 Đất bãi
7 Phía Đông cảng 2262368.77 477029.10 Sông Bôi
8 Phía tây cảng 2262335.55 476582.37 Đường tỉnh 438
9 Điểm đầu tuyến đường 2262017.52 474011.25 Nhà máy
10 Điểm cuối tuyến đường 2262677.32 476985.00 Cảng


Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư năm 2017
 Hệ tọa độ được sử dụng là tọa độ quốc gia VN2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 105030’ 

 
b) Mối tương quan của Dự án với các đối tượng chịu tác động
 Các đối tượng tự nhiên
 Hệ thống giao thông:
Giao thông đường bộ: Tuyến dự án cắt ngang với trục đường, đường tỉnh 438 hiện hữu là tuyến đường chính giúp giao thương của người dân địa phương với bên ngoài, phương tiện chủ yếu là xe máy và ô tô các loại với tải trọng nhỏ, lưu lượng không cao. Đường tỉnh 438 hiện tại có bề rộng 6m chất lượng không còn tốt nhiều đoạn đã xuống cấp,mặt đường bong tróc; Đường vào các thôn Tiền Phong, Sóc Bai. được làm bằng bê tông, cấp phối đá dăm có bề rộng từ 1,5-3m đây là các tuyến đường phục vụ cho hoạt động dân sinh trong khu vực. Trên các tuyến này phương tiện chủ yếu là là xe máy, xe thô sơ và người đi bộ.
Giao thông đường thủy: trên sông Bôi có rất ít các phương tiện tầu thủy qua lại chủ yếu chỉ là các tàu, thuyền có trọng tải nhỏ chở nông lâm sản (cây keo sau thu hoạch), của địa phương xã Yên Bồng và một số ít thuyền đánh cá nhỏ của người dân vào mùa nước lớn; lưu lượng giao thông thủy đạt khoảng 10 ÷ 20 lượt/ ngày.

 Hệ thống nước mặt: Trong khu vực dự án có sông Bôi là vị trí xây dựng cảng Xuân Thiện, cách vị trí xây dựng nhà máy 3km về phía Tây. Trên sông Bôi không có hoạt động nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh vị trí xây dựng nhà máy về phía Bắc là hồ thủy lợi Yên Bồng có nhiệm vụ chính là nơi chứa và cung cấp nguồn nước mặt cho hoạt động tưới tiêu sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Ngoài ra còn một số kênh, mương nhỏ phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp. Theo các thông tin điều tra của đơn vị tư vấn môi trường thì khu vực dự án có điều kiện thoát nước tốt, không bị ngập úng cục bộ.
 Địa hình: Khu vực xây dựng nhà máy có địa hình dốc theo hướng Tây sang Đông, dạng lòng chảo 2 bên đồi đất, cao độ trung bình thay đổi từ +10,29 đến +107,73m; Khu vực xây dựng cảng có địa hình tương đối bằng phẳng có cao độ từ +1,8 đến +3,0m.
 Rừng trồng, rừng phòng hộ:
Khu vực xây dựng dự án có 16,8ha núi đá được quy hoạch là đất rừng phòng hộ còn lại chủ yếu là đất rừng sản xuất hiện tại chủ yếu là trồng keo, bạch đàn và số ít xen canh trồng cam. Cây keo từ 1 – 3 năm tuổi. Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ thuộc phần đất dự án (16,8ha) sẽ được Chủ dự án giữ nguyên hiện trạng để làm vành đai cây xanh bao quanh nhà máy có tác dụng điều hòa không khí, giảm ồn, giảm bụi.
 Khu bảo tồn: Trong khu vực ự án không có ườn quốc gia hay Khu bảo tồn thiên nhiên.
 Các đối tượng Kinh tế - Xã hội

Khu dân cư: Khu vực xung quang khu đất thực hiện dự án hiện tại có một số hộ dân sinh sống như sau: Phía Bắc của khu vực xây dựng cảng là khoảng 20 hộ dân thôn Tiền Phong; Bên phía nhà máy là khu dân cư thôn Sóc Bai và thôn Hồng Phong Các khu dân cư sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi bụi, tiếng ồn và xáo trộn sinh hoạt cũng như phát sinh mâu thuẫn giữa công nhân với người dân địa phương.
 Hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh: Nông - lâm nghiệp là hoạt động kinh tế chính trong khu vực dự án với các cây trồng chính là cây lúa, cây keo, cây ăn quả (cam). Hoạt động kinh doanh, dịch vụ kém phát triển chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm xã Yên Bồng; trường học, trạm y tế, ủy ban nhân dân xã là khu tập trung đông dân cư. Thực hiện dự án là đòn bẩy để thức đẩy kinh tế của địa phương phát triển hơn. Tuy nhiên nông - lâm nghiệp sẽ bị giảm diện tích đất trồng và bị ảnh hưởng do ô nhiễm bị trong quá trình đào đắp thi công dự án.
 Các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng: Dự án không chiếm dựng đất của công trình tôn giáo, lịch sử, công trình công ích của địa phương. 

 Công trình y tế, giáo dục, cơ quan công sở: Các công trình này nằm cách xa dự án và không thuộc đối tượng phải GPMB.


Bảng 1.2. Tổng hợp các đối tượng nhạy cảm trên tuyến dự án

KH* Đối tượng Lý trình Vị trí tương quan Khoảng
cách
1 Cụm dân cư thôn Tiền
Phong
Bên trái cảng 65 m
2 KDC Thôn Hồng Phong Phía Đông Bắc nhà máy 200 m
3 KDC Thôn Sóc Bai Phía Nam đường ra cảng 400m
4 Hồ thủy lợi Yên Bồng Phía Bắc khu nhà điều hành 100 m
5 Khu mộ xây Bên trái tuyến đường ra cảng Km1+500 15m
6 Sông Bôi Vị trí xây dựng cảng Xuân Thiện -
7 ĐT 438 Nút giao đường ra cảng và ĐT438 -

Nguồn: Khảo sát điều tra tuyến tư vấn môi trường (6/2017)
Ghi chú:KH*: Ký hiệu trên hình 1.3

 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án
+ Khu vực xây dựng cảng Xuân Thiện là đất canh tác nông nghiệp (26,33ha) của người dân chủ yếu dùng để trồng ngô sắn với năng suất không cao (lẫn đất cát).
+ Khu vực đường khảo sát nghiên cứu xây dựng nhà máy vôi bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình kết hợp đường dân sinh từ chân núi Quèn Cốc đến bờ Sông Bôi là đất rừng sản xuất (0,228ha) và một phần đất nông nghiệp (7,532ha), đã làm thủ tục thu hồi bồi thường GPMB

 

Nội dung chủ yếu của Dự án
Mục tiêu của Dự án
Sản xuất vôi sống, vôi hydrate và bột nhẹ theo phương pháp công nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng cao để cung cấp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng trong nước và xuất khẩu; đóng góp ngân sách, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hòa Bình.
Biện pháp thực hiện mục tiêu đầu tư:
+ Lựa chọn công nghệ tiên tiến, thiết bị đồng bộ, mức độ tự động hóa cao, các chỉ tiêu tiêu hao nhiên liệu, điện năng ở mức thấp;
+ Trong quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
+ Tính toán để dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
+ Việc đầu tư phải tính đến khả năng mở rộng nâng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.


Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
a) Khối lượng và quy mô giải phóng mặt bằng trong giai đoạn chuẩn bị
Để đáp ứng được quy hoạch các công trình dự án có nhu cầu sử dụng đất các loại như sau:

Bảng 1.3. Bảng thống diện tích đất chiế dụng và các công trình bị ảnh hưởng

TT Hạng ục Đơn
vị
Khối lượng
Nhà máy Đường cảng Tổng cộng
1 Diện tích đất nông nghiệp
- Đất ruộng lúa ha 2,5 7,4532 10,032
- Đất trồng hoa mầu ha 3,5 26,33 29,83
2 Diện tích đất rừng
- Đất rừng phòng hộ ha 16,8 16,8
- Đất rừng sản xuất ha 93,676 0,228 93,904
3 Số hộ bị ảnh hưởng
- Số hộ bị thu hồi đất sản xuất hộ 15 186 60 261
- Số hộ bị thu hồi đất thổ cư hộ 0 1 15 16
4 Mặt nước ha 23,14 23,14
Tổng cộng ha 116,476 7,76 49,47 173,706


Nguồn: Hồ sơ thuyết minh dự án năm 2017
 

 

b)Khối lượng và quy mô các hạng mục trong giai đoạn xây dựng  Khối lượng và quy mô xây dựng nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ
a1. Quy mô, công suất đầu tư
:

Thực hiện theo quyết định 1189/QĐ-BXD ngày 11/11/2016 của Bộ Xây dựng về việc bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, tổng công suất thiết kế của nhà máy là 2,16 triệu tấn/năm gôm các sản phẩm chính là: Vôi sống, vôi hydrate và vôi bột nhẹ, chia làm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Công suất 0,76 triệu tấn các sản phẩm/ năm.
 Giai đoạn 2: Công suất 1,398 triệu tấn các sản phẩm/ năm.


Bảng 1.4 Tổng hợp quy mô công suất các loại sản phẩm chính của nhà máy

TT Loại sản phẩm ĐVT Công suất thiết kế (tấn/nă )
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Tổng
1 ôi sống Tấn 450.000 900.000 1.350.000
2 Vôi hydrate Tấn 252.000 378.000 630.000
3 Bột nhẹ Tấn 60.000 120.000 180.000
Tổng cộng: Tấn 762.000 1.398.000 2.160.000

Nguồn: Hồ sơ thuyết minh dự án năm 2017
 
Bảng 1.5. Bảng các hạng mục và diện tích sử dụng đất
TT Tên hạng mục
hiệu
Diện tích
GĐ1
Diện tích
GĐ2
Tổng 2
Giai đoạn
1 Bãi tập kết đá nguyên liệu thô 01 28.448 59.672 88.120
2 Trạm đập đá vôi và chế biến nguyên liệu 02 1.2795,5 21.773,2 34.568,7
3 Bãi tập kết đá vôi cho lò nung 03 20.823 3.696 24.519
4 Khu vực chứa đá phế phẩm 04 11.192,6 21.060,6 32.253.2
5 Kho than 05 5.250 4.570 9.820
6 Nhà nghiền than 06 1.875 2.375 4.250
7 Lò nung 07,09 6.346 9.519 15.865
8 Khu vực chứa đóng gói, sản xuất vôi cục 08 34.650 5.000 39.650
9 Nhà hydrat và nghiền vôi bột 10 1.014 676 1.690
10 Silo chứa vôi huydrat và vôi bột 11 2.028 1.352 3.380
11 Khu vực chứa, đóng gói và sản xuất sản
phẩm vôi hydrat và vôi bột
12 17.234,25 12.534 29.768
12 Hạng mục bột nhẹ 13 12.000 18.000 30.000
13 Kho vật tư 14 2.400 2.400 4.800
14 Xưởng cơ điện 15 1.040 1.040 2.080
15 Nhà điều khiển trung tâm 16 468 468 936
16 Trạm bơm nước và xử lý nước thải 17 676 0 676
17 Nhà ở CBCNV 18 6.075 6.067 12.142
18 Trụ sở nhà điều hành 19 4.900 0 4.900
19 Trạm cân 20 450 0 450
20 Trạm điện 110KV 21 4.900 0 4.900
21 Nhà bảo vệ 22 50 0 50
22 Hệ thống đường nội bộ 23 62.500 62.500 125.000
Tổng diện tích xây dựng 237.115 232.711 469.826
Diện tích cây xanh, mặt nước
297.558
397.376
Diện tích sử dụng 534.673 630.087
Tổng diện tích 1.164.760

Nguồn: Hồ sơ thuyết minh dự án năm 2017

 

Đối tác

IREIK đã được nhiều khách hàng, đối tác tin tưởng và sử dụng dịch vụ